Chúng ta có xu hướng tránh chọn những quả táo có đốm nâu, cho rằng chúng có mùi vị không ngon. Nhưng nếu chúng ta giảm lãng phí thực phẩm, chúng ta cần phải xem lại giả định đó. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không có vấn đề gì với những quả táo có hình dáng kỳ lạ hoặc hơi thâm tím.
Rốt cuộc bạn đã chọn loại chuối nào cho vảo giỏ mua hàng - những quả có màu vàng đồng nhất hay những quả có đốm nâu?
Nếu cũng như đa số mọi người, bạn sẽ bỏ qua những trái có đốm nâu và chọn những cái có màu vàng hoàn hảo. Điều này là do cảm xúc đóng một vai trò quá lớn trong quyết định mua sắm của chúng ta, theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Thụy Điển.
Karin Wendin, phó giáo sư tại Khoa Khoa học Thực phẩm của Đại học Copenhagen, và là một trong những nhà nghiên cứu giải thích: "Chúng ta chọn thực phẩm dựa trên kỳ vọng rằng nó sẽ có mùi vị như thế nào, điều đó gắn liền với cảm xúc của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta nghỉ một quả chuối bị nâu không ngon bằng một quả chuối vàng đều, chúng tôi sẽ chọn quả vàng".
Mỗi năm Đan Mạch vứt đi khoảng 716.000 tấn thực phẩm - phần lớn trong số đó là trái cây và rau quả. Wendin rất buồn về sự lãng phí này vì trái cây chuyển màu chưa phải là trái cây hỏng:
"Có thể dễ dàng tận dụng trái cây bị thâm hoặc bị biến dạng. Chúng thường có mùi vị thơm ngon như các loại trái cây tươi mới. Và trong trường hợp một quả táo bị thâm tím hoặc kết cấu hơi nhão, người ta vẫn có thể sử dụng nó để làm nước ép hoặc bánh," Cô nói. "Một khi một trái cây “xấu xí” bị ném đi, nó trở thành rác thải thực phẩm, đó là một vấn đề lớn – kể cả về mặt tài chính. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải đánh giá lại cảm nhận của mình về trái cây đổi màu và bị biến dạng."
Vấn đề khó khăn là ấn tượng xấu ban đầu. Trong công trình nghiên cứu, với 130 người được yêu cầu đánh giá một loạt hình ảnh về những quả táo đổi màu với các mức độ biến dáng khác nhau. Không có gì ngạc nhiên khi những quả táo bị dị tật và không hoàn hảo n ằm chót bảng trong số lượng những người tham gia nghiên cứu muốn ăn.
Những người tham gia nghiên cứu sau đó được cho nếm một quả táo khác. Đây là khi vấn đề khó khăn về ấn tượng xấu ban đầu trở nên rõ ràng.
"Khi những người tham gia dự án nhìn thấy bức ảnh chụp một quả táo xấu xí, rồi sau đó được nếm thử một quả có màu xanh và hoàn hảo, họ tin rằng quả táo trong hình sẽ có vị rất kinh khủng. Điều này nói lên mức độ mà cảm xúc và tâm lý của chúng ta tác động đến vị giác", Karin Wendin nói.
"Chúng ta ghi nhớ những cảm giác và kỳ vọng tiêu cực nhiều hơn là những thứ tích cực", cô nói thêm.
Truyền thông tốt hơn về thực phẩm đổi màu có thể giảm lãng phí
Đây là lý do tại sao chúng ta bắt buộc phải khám phá các chiến lược để phá vỡ những cảm xúc tiêu cực liên quan đến trái cây đổi màu. Karin Wendin giải thích chi tiết hơn:
"Thông thường như hiện nay, truyền thông về thực phẩm của chúng ta - và những gì gọi là tốt hay xấu - không có hiệu quả tối ưu. Người ta không biết phải tìm lời khuyên và hướng dẫn ở đâu. Rất ít người lên mạng để tìm hiểu các khuyến nghị về chế độ ăn uống của người Bắc Âu trên trang web của chính phủ Đan Mạch. Chẳng hạn, bạn có biết rằng trái cây không hoàn hảo thường rẻ hơn những trái cây hoàn hảo hơn của nó, dù cả hai sản phẩm đều có thể có hương vị giống nhau? " nhà nghiên cứu chất thải thực phẩm hỏi.
Đây là lý do tại sao chúng ta cần giúp các siêu thị thông tin rõ ràng hơn về cách tránh lãng phí thực phẩm bằng cách bán cả những trái cây không hoàn hảo, đồng thời khám phá nền tảng nào hiệu quả nhất trong việc truyền tải thông điệp về chế độ ăn uống và chất thải thực phẩm đến người tiêu dùng, Karin Wendin tin tưởng.
"Hay thay vào đó, chúng ta nên giao tiếp trên mạng xã hội, mọi người đang tập trung ở đó và dành thời gian bàn các vấn đề về lối sống? Sẽ rất thú vị khi chúng ta lao vào đó", cô kết luận.