Dinh dưỡng ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với Covid-19

Ảnh của Fixy

Điều tồi tệ hơn nữa, theo các chuyên gia thể dục, là việc cách ly do đại dịch khiến mọi người dùng thực phẩm "tiện lợi" không tốt cho sức khỏe.

Với sự gia tăng số ca nhiểm chủng Delta, thế giới có một kẻ thù lây nhiểm mới - kẻ khủng bố ẩn mình không chừa một ai, đặc biệt là những ai chưa được tiêm chủng. Dịch bệnh bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng tháng 12 năm 2019 và được công bố đại dịch Covid-19, hay cúm Tàu, vào tháng 3 năm 2020, là căn bệnh do vi rút SARS-CoV-2 sinh ra, đã biến đổi cuộc sống như chúng ta biết. Chủng dịch này xuất hiện để tồn tại ở dạng này hay dạng khác.

Tác động của việc cách ly diện rộng, sử dụng khẩu trang bảo vệ, giãn cách xã hội, v.v. đã có tác động trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng và kiểu đi lại của mỗi cá nhân.

Độ nhạy cảm của một cá nhân với cúm Tàu liên quan nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của họ, cũng như đối với bất kỳ bệnh nền nào đi kèm, chẳng hạn như béo phì, huyết áp cao, rối loạn chức năng phổi, tiểu đường và tim mạch.

Các nhà nghiên cứu từ Tây Ban Nha, Columbia và Hy Lạp, đã công bố một nghiên cứu dưới dạng bài đánh giá tường thuật, “với mục đích thu thập các tài liệu và bài báo đã xuất bản liên quan đến chế độ ăn uống, cấu trúc cơ thể, sự thiếu hụt dinh dưỡng, các biện pháp can thiệp vitamin và hoạt động thể chất trong đại dịch COVID-19”.

Nghiên cứu – với tựa đề “Dinh dưỡng trong thực tế Đại dịch Covid-19” - là một bài đánh giá tường thuật được xuất bản trực tuyến trên tạp chí Nutrients hồi tháng Sáu, cho thấy rằng việc cách ly diện rộng do cúm tàu đã làm thay đổi chế độ ăn uống theo hướng không lành mạnh và làm tăng cân một phần dân số, gây bệnh béo phì và làm giảm vận động, làm tăng các yếu tố nguy cơ nhiểm COVID-19 và gây ra các căn bệnh lý sinh lý.

Hơn nữa, “bệnh nhân COVID-19 nhập viện đa phần có tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin C, D, B12, selenium, sắt, omega-3, và các axit béo dạng chuỗi trung bình và dạng chuổi dài, làm nổi bật tác tác động tiềm tàng tới sức khỏe do các biện pháp can thiệp vitamin C và D . ”

Các phương pháp tìm kiếm, từ ngày 1 tháng 2 năm 2020 đến ngày 13 tháng 4 năm 2021, bao gồm PubMed, Embase, SciELO, Science Direct Scopus và Web of Science, sử dụng các từ khóa hợp quy MeSH về dinh dưỡng bao gồm, COVID-19, Coronavirus 2019, SARS-CoV- 2, 2019-nCoV, Dinh dưỡng, Chế độ ăn uống, Chế độ ăn kiêng, Thành phần cơ thể, Vitamin, Dinh dưỡng, Miễn dịch học, Tình trạng thể chất và Vận động thể chất.

Dưới đây là tóm tắt các phát hiện, như được lưu ý trong phần dữ liệu nghiên cứu:

Việc cách ly do COVID-19 làm chế độ ăn uống trở nên không lành mạnh (không vận động, liều lượng ăn hàng ngày, ăn vặt, uống rượu), làm tăng cân và gây béo phì, đồng thời cho thấy những người thừa cân hay bị béo phì thường có thói quen ăn thiếu lành mạnh.

Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ nhiểm cúm Tàu.

Một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh là một phần không thể thiếu trong quản lý các nguy cơ cá nhân.

Vitamin C và D cải thiện kết quả liên quan đến sức khỏe đối với các bệnh nhân COVID.

Nạp đủ vitamin và một lối sống tích cực cần được duy trì như một biện pháp phòng ngừa cho mọi người nói chung.

Có một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị suy dinh dưỡng khi nhập viện vì COVID-19.

Cần tăng cường dinh dưỡng và tập luyện phục hồi chức năng để tránh teo cơ và giảm cơ ở bệnh nhân nhập viện do COVID-19. Điều này cần được coi là một phần không thể thiếu trong phương pháp điều trị bệnh cúm Tàu.

Tình trạng thiếu vitamin C, D, B12 selenium, sắt, omega-3, và các axit béo chuỗi dài và chuỗi trung bình làm tăng xác suất nhập viện và tử vong do COVID-19.

Cấu trúc hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi do COVID-19 liên quan đến mức độ nghiêm trọng của COVID-19 thông qua việc điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò như một yếu tố phòng ngừa và bảo vệ, bổ sung chất dinh dưỡng và men vi sinh thích hợp là cách tăng cường hệ vi sinh này.

Lối sống tích cực và vận động nhiều giúp giảm nguy cơ và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 do tác động tích cực đối với sức trao đổi chất và giúp kháng viêm.

Các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng chỉ ra rằng cần nghiên cứu thêm về loại bệnh dịch đang tiến triển này và các biến thể của nó liên quan đến tác động của dinh dưỡng và thay đổi lối sống đối với mỗi tầng nguy cơ lây nhiểm.

Source: https://www.wwltv.com/article/news/health/mackie-nutrition-plays-a-role-in-susceptibility-to-covid-19/289-5ca72688-62bf-4417-b489-ea0f1119c21a