
[Giữa những tin tức trái chiều về hiệu quả của các loại vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, chưa có bản tin nào đủ tin cậy để phủ nhận bài báo hồi tháng 06/2021. Fixy xin được đăng lại.]
Lo ngại về hiệu quả của vắc-xin Sinopharm tiếp tục gia tăng sau khi Bahrain, đối mặt với đợt bùng phát dịch corona dù là một trong những quốc gia tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới, đã công bố quyết định tiêm nhắc lại vắc-xin Pfizer-BioNTech cho những người đã được tiêm chủng đủ 2 mũi vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, diễn biến mới nhất trong một chuỗi thất bại của loại vắc-xin do các công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc sản xuất được WHO cấp phép gần đây.
Nhóm những người nguy cơ cao - bao gồm những bệnh nhân béo phì, những người trên 50 tuổi hoặc mắc bệnh lâu năm - đang được khuyến cáo tiêm nhắc lại bằng Pfizer sáu tháng sau khi được tiêm mũi hai vắc-xin Sinopharm của họ, Wall Street Journal đưa tin.
Trong khi người phát ngôn của chính phủ UAE nói với Forbes rằng vắc-xin này vẫn có mức độ bảo vệ cao tương tự như các loại vắc-xin khác, sự thay đổi chính sách xảy ra sau khi quốc gia này bắt đầu triển khai mũi tiêm Sinopharm nhắc lại để chống chọi với đợt dịch Covid gây nguy cơ chết người gấp 5 lần so với dịch covid ở Ấn Độ mặc dù đã có khoảng 50% dân số đã được tiêm phòng đủ hai mũi.
Dịch covid ở một số quốc gia có tỉ lệ tiêm phòng cao bằng vắc-xin Sinopharm cũng đang bùng phát dữ dội, trong đó UAE và Seychelles đều đang xem xét hoặc triển khai các chương trình tiêm tăng cường riêng.
Những quan ngại toàn cầu xung quanh hiệu quả của vắc xin do Trung Quốc sản xuất - đặc biệt là Sinopharm và Sinovac – đều đã được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp – ngày càng tăng do thiếu dữ liệu lâm sàng công khai cần thiết để xác minh tuyên bố của nhà sản xuất, thiếu bạch hóa trong những dữ liệu được công bố và chính trị hóa trong phân bổ vắc xin.
Nghiên cứu bình chọn từ thử nghiệm Giai đoạn 3 của Sinopharm, được công bố vào cuối tháng 5, cho thấy vắc-xin này có hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng covid đến 79%, nhưng lưu ý rằng những người tham gia thử nghiệm chủ yếu là nam giới, trẻ tuổi, và khỏe mạnh, có nghĩa là nghiên cứu này “không đủ để kiểm tra tính hiệu quả ở những người có bệnh mãn tính, phụ nữ và những người lớn tuổi,” là quan ngại được WHO chia sẽ đối với những người lớn tuổi.
Các tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý rằng chưa có kết luận nào được rút ra từ thử nghiệm này trong hiệu quả ngăn ngừa đối với người bệnh nặng và người dương tính không triệu chứng.
Sinopharm không trả lời yêu cẩu bình luận về bài viết này của Forbes.
George Gao, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, đã thừa nhận hiệu quả kém của vắc-xin Trung Quốc tại một hội nghị hồi tháng 4, trong một phát biểu dường như là một sự bất đồng quan điểm không cố ý với đường lối của đảng CS Trung Quốc. Gao nói Trung Quốc đang "chính thức xem xét" những thay đổi đối với vắc-xin của họ để "giải quyết vấn đề hiệu quả không cao của các loại vắc-xin hiện có." Trung Quốc đã nhanh chóng phản biện lại, đè bẹp các cuộc thảo luận trên mạng xã hội và bác bỏ cách giải thích không chính xác về tuyên bố của Gao. Trên các phương tiện truyền thông nhà nước, Gao sau đó mô tả tuyên bố của mình là một “sự hiểu lầm”.
Con số khổng lồ 90% là tỷ lệ các trường hợp lây nhiểm covid-19 ở Bahrain được cho là do không được tiêm vắc-xin, một phát ngôn viên của nhà nước trả lời Forbes.
Những chỉ trích chính vẫn là do Sinopharm, hãng dược thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, hiếm khi giải tỏa những lo ngại của công chúng về độ hiệu quả vắc xin của họ. Các quan chức Trung Quốc cho rằng các thắc mắc này là do thái độ chống Trung Quốc, và báo cáo có chọn lọc của họ luôn bỏ qua những khiếm khuyết trong các loại vắc xin khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng bài báo trên Wall Street Journal về Seychelles “bộc lộ suy nghĩ không lành mạnh của họ về việc phỉ báng Trung Quốc mọi lúc mọi nơi”.
Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chất lượng và hiệu quả vắc-xin của mình, là những loại vắc-xin họ tung ra rất lâu trước khi hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, như một công cụ hữu hiệu cần thiết để chống lại đại dịch, mà nước này đã sử dụng như một công cụ đối ngoại chính trong suốt đại dịch.
Cả vắc xin của Sinovac và Sinopharm đều vượt quá ngưỡng hiệu quả 50% do WHO và FDA nêu ra, thậm chí nếu hiệu quả có thấp hơn, vẫn có thể có tác động lớn đến việc cứu nhân loại trong một thế giới mà nhu cầu về vắc xin tiếp tục vượt xa nguồn cung.
Việc phải tiêm thêm một mũi tiêm khác để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại các biến thể mới cũng có khả năng là cần thiết đối với nhiều loại vắc-xin phương Tây — và các nhà sản xuất lớn đang nghiên cứu vấn đề này — mặc dù có vẽ như sớm nhất là sau sáu tháng mới cần đến các mũi nhắc lại đó.
Một sự thật bất ngờ là UAE, nước đã thực hiện các mũi 2 vắc xin Sinopharm từ tháng 3, được cho là đang thực hiện một nỗ lực bí mật để tiêm mũi 3 bằng vắc xin Pfizer cho những người được tiêm chủng đầy đủ. Tờ Wall Street Journal trích dẫn rằng “hàng chục người” đã được tiêm chủng lại, một số người trong số đó cho biết họ đã không phát triển kháng thể sau khi chủng ngừa bằng vắc-xin Sinopharm.
Tác giã: Robert Hart, 04/6/2021
Nguồn: https://www.forbes.com/sites/roberthart/2021/06/03/worries-grow-over-chinas-sinopharm-covid-shot-bahrain-plans-pfizer-booster-for-fully-vaccinated-people/?sh=1202e184c7dc