Nhiều du khách nói rằng họ muốn có thêm những kinh nghiệm của những người bản xứ nơi họ đến - nhưng họ muốn đi xa đến đâu với những kinh nghiệm của người bản địa? Một trong những điều dân bản địa Sài Gòn thường làm là lái xe máy - vậy bạn có muốn trèo lên xe máy để đi lại như người bản địa ở đó không?
Đa phần cho rằng đơn giản chỉ cần băng qua đường ở TP HCM đã là một trò Frogger mạo hiểm thực rồi - một điều ước chết người. Việt Nam nổi tiếng với những dòng xe máy hỗn mang và băng qua đường thôi cũng là một thách thức đáng ngại với nhiều du khách. Tôi từng nghe nhiều người nói rằng họ sẽ không bao giờ đi lại bằng ngồi sau xe máy, chứ đừng nói là tự chạy xe máy đi đâu ở TP HCM.
Tuy thế cháu gái tôi và tôi quá thèm muốn cái kinh nghiệm của người Sài Gòn bản địa đến nỗi chúng tôi quyết định làm cái việc nhiều người không tưởng nổi - chúng tôi trở thành khách đi xe máy trong Sài Gòn những điều chưa thấy.
Tất nhiên là trước đó tôi đã từng tự chạy xe máy quanh thành phố này hàng tháng trời rồi, nhưng với Evie, đồng ý trèo lên xe máy để thấy một Sài Gòn thực sự đã là một bước tiến lớn. Tôi đã sướng rơn khi cô bé đủ liều lĩnh chấp nhận làm điều mà đa phần du khách không dám làm. Tôi hoàn toàn không hiểu cô bé thừa hưởng tính cách sẵn sàng làm thử những điều mới lạ từ đâu, nhưng tôi rất vui cô bé có tính đó và hy vọng cô bé giữ được tính cách đó cả đời.
Vì chúng tôi muốn xem những nơi ít được thấy của Sài Gòn, nên khi hướng dẫn viên của chúng tôi, cậu Sáu và cậu Minh, xuất hiện với xe máy những chiếc nón bảo hiểm, chúng tôi đã bắt đầu thấy háo hức. Chúng tôi sẽ đi bằng xe máy qua những nơi ít được du khách biết tới trong 4 tiếng đồng hồ. Một tua du lịch khá là cực đoan, đưa chúng tôi qua cả những khu nhà nghèo và cả khu nhà giàu của Việt Nam, với cả những điều kiện thời tiết cũng cực đoan nốt - nắng cháy có mà mưa như xối cũng có. Nhưng chúng tôi yêu đến từng phút vòng tua đó.
Chúng tôi chạy xe máy ra khỏi quận 1 và lập tức lọt vào những cái chợ vĩa hè. Chúng tôi chạy qua chợ cho đến khi con hẻm chợ nhỏ dàn nhỏ dần rồi đến quá hẹp nên chúng tôi phải xuống xe dẫn bộ.
Người ta bán, mua và trao đổi khắp nơi – và chúng tôi chắc hẵn là những vị du khách duy nhất ở đó nên nhiều người dủng hẵn lại mà trợn mắt nhìn chúng tôi. Nhưng thường thì chỉ cần một nụ cười chào là mặt họ sẽ giãn ra và cười chào đáp lại. Chúng tôi đi bộ trong khi hai xe máy chạy theo chầm chậm sau chúng tôi.
Chúng tôi xem những con ếch bị lột da, những cái đầu bò lóc gần hết thịt – đây đúng là điều tôi muốn nói về những kinh nghiệm THỰC về người bản địa. Bạn không tìm thấy những mặt hàng này ở chợ Bến Thành dành cho dân du lịch đâu. Nếu bạn muốn xem những thứ thực sự bản địa – thế thì bạn phải thử những món này nè:
Một quầy chè lọt vào mắt chúng tôi và khiến cái bao tử rậm rịch, thế là cậu Sáu liền mua cho chúng tôi mấy bịch chè nhỏ để ăn sau chứ lúc đóc tôi còn không moi nổi ví tiền ra. Sau 20 phút chạy tiếp, chúng tôi dùng lại nghỉ trong một quán cà phê nhỏ để giãn chân. Cậu Sáu mua cà phê sữa và nước chanh cho chúng tôi và chúng tôi có cơ hội xử mấy bịch chè mua trong chợ. Chỉ có vài khách ngòi quanh những chiếc bàn nhỏ ngoài trời, họ tò mò khi thấy chúng tôi, và hỏi cậu Sáu chúng tôi là ai, tuổi, từ đâu tới....
Sau đó cậu Sáu đưa chúng tôi qua một đường hầm mới nối quận 1 và quận 2 của Sài Gòn, là một phép là đối với tôi vì hồi tôi từng sống ở đây khu vực này chỉ là một đống bụi bẩn và những giấc mơ. Con đường hầm khá nhộn nhịp xe cộ và hẵn nhiên sẽ làm tôi đi lại dễ dàng hơn nếu có nó hồi đó. Tôi cảm thấy thật thích thú khi ngồi trên xe máy chui qua dưới dòng sông – một trải nghiệm thú vị với kiến trúc hiện đại của Sài Gòn.
Cậu Sáu quả là siêu đẵng với việc đưa chúng tôi đến những địa điểm mà chúng tôi quan tâm. Tôi có nói với cậu ấy rằng Evie thích đến các nhà thờ Công giáo, và cậu ta đưa chúng tôi đến một nơi độc nhất vô nhị ở quận 4 mà trước đó tôi chưa từng nghe tới bao giờ, Nhà thờ Xóm Chiếu.
Nhà thờ này có một số bức tượng mà Evie nhận ra, nhưng điều thú vị nhất của cái nhà thờ phong cách Tây Ban Nha giữa lòng Sài Gòn này phần trưng bày linh vị của một Vị Thánh nữ 100 tuổi. Hơi rờn rợn - nhưng thú vị.
Nhà thờ này còn có một khu nghĩa trang. Có vẽ như người ta đã cải táng những phần mộ ngoài trời để nhường đất cho mục đích sử dụng khác, mỗi hài cốt đã được hỏa táng và tro cốt được để trong từng chiếc lọ nhỏ xếp sau những vuông tủ kính. Tôi chưa bao giờ thấy ở đâu làm như thế.
Kế tiếp, chúng tôi lại xuống đường đến quận 7, một nơi hiện đại và không giống Việt Nam ở Phú Mỹ Hưng, nơi mà trước đây tôi thường đi qua khi dạy trong một nhà máy. Những con phố lớn, vĩa hè rôingj rãi, những cửa hiệu tên tuổi, và những kiến trúc hiện đại sáng loáng khắp nơi.
Sự phát triển dường như khiến bụng tôi quặn lại - tôi biết tôi nên phải vui vì sự phát triển của Việt Nam - nhưng với tôi điều đó cũng đồng thời khiến tôi buồn. Không có gì ở quận 7 làm tôi cảm thấy giống như đang ở Việt Nam cả. Thật khủng khiếp, và nếu cả đất nước này cũng biến thành như quận 7, thì thật buồn nhưng tôi sẽ nói rằng tôi sẽ không trở lại đây lần nữa. Tuy nhiên – Việt Nam vẫn còn những chặng dài để tới được cái đích đó.
Sau khi di chuyển ra khỏi khu đô thị mới và trở lại với những đường phố điển hình của Sài Gòn, Cậu Sáu nói – “Chúng ta vừa trở lại Việt Nam”. Tôi cảm thấy nhẹ cả người được trở lại với những cái gan góc rất Sài Gòn. Đã đến lúc phải ăn trưa nên cậu Sáu đưa chúng tôi đến một trong những quán Phở Hùng mà cậu ấy thích. Phở Hùng nấu thứ nước phở nổi tiếng của mình và đưa đến các quán phở của mình khắp thành phố. Tuy nhiên chúng tôi đến ngay cái trung tâm nấu nước dùng phở và ăn ngay tại nhà hàng trung tâm của chuổi quán này.
Cấu Sáu hướng dẫn chúng tôi từng bước từ khi sửa soạn đến khi sẵn sàng để ăn bát phở - mà không biết rằng chúng tôi quá quen với nó suốt hai tuần nay! Đang ngồi ăn chùng tôi nghe như có cả một đoàn tàu vận tải chạy ngang qua – tôi quay nhìn, hóa ra là một cơn mưa như trút – mưa quá to chỉ nhìn thôi đã thấy buốt. Và nó không chịu ngớt. Vừa ăn cho xong, chúng tôi vừa nhìn con phố bên ngoài bỗng ngập đầy nước, chúng tôi vừa chụp hingf, vừa bình phẩm, vừa cười khi nhìn những người dân cố vượt qua làn nước dâng nhanh.
Thế rồi cuối cung ngay cả chủng tôi cũng phải ra với thứ nước ngập ngụa đó. Cậu Sáu đưa ra hai cái áo mưa mang theo sẵn và nơi rằng chúng tôi có thể đi ngay khi nào muốn. Chúng tôi trùm áo mưa và sẵn sàng để đón mưa, để ướt sũng. Đây sẽ là một trải nghiệm thực sự về Sài Gòn mà không phải du khách nào cũng nếm trải – chạy xe máy trong mưa.
Thành thật mà nói đây là phần tour mà tôi rất thích – chạy xe trong mưa, ướt sũng từ đầu xuống chân để biết cái cảm giác thế nào là Sài Gòn trong mùa mưa. Chúng tôi còn dùng lại ở vài chặng thăm vài nhà thờ và chợ búa nữa trước khi quay trở lại khách sạn. Ướt sũng như chuột lội nước – nhưng với những nụ cười rạng rỡ – chúng tôi thật vui sướng được thấy một Sài Gòn hầu hết các du khách khác không bào giờ được biết đến, và một góc nhìn độc đao về cái thành phố và nền văn hóa của nó.
Bạn có thể đọc bài viết gốc của Sherry Ott trên blog của cô ấy.