Những lợi ích cho sức khỏe của đậu nành
Chứa nhiều protein và là một loại thực vật thay thế thịt và sữa phổ biến, đậu nành là loại đậu được trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Chuyên gia dinh dưỡng Jo Lewin chia sẻ những điểm nổi bật về dinh dưỡng, các nghiên cứu gần đây và các công thức chế biến.
Giới thiệu về đậu nành
Cũng như các loại đậu khác, đậu nành (Glycine max) sinh ra loại hạt ăn được, bao bọc trong hai mảnh võ. Hạt đậu nành thường có màu xanh lá cây, nhưng cũng có thể có màu vàng, nâu hoặc đen. Vì rất hợp với nhiều món ăn nên đậu nành thường được chế biến thành nhiều loại thực phẩm. Đậu nành - còn được gọi là đậu edamame khi ăn tươi từ vỏ - có giá trị thay thế cho thịt. Đậu nành cũng là vật liệu nền để làm sữa đậu nành, đậu phụ, miso, tempeh và protein đậu nành.
Xuất xứ
Cây đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc từ hơn 13.000 năm trước. Đây là loại cây trồng thiết yếu đối với người Trung Quốc cổ đại, coi đậu nành là một thứ thiết yếu của cuộc sống. Đậu nành được du nhập vào các khu vực khác của châu Á nhiều thế kỷ sau đó và phải đến đầu thế kỷ 20, mới bắt đầu được sử dụng làm thức ăn gia súc ở phương Tây. Đậu nành hiện là loại đậu được trồng và sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
Kể từ những năm 1970 đã có sự gia tăng đáng kể việc tiêu thụ các loại thực phẩm đậu nành truyền thống và sự phát triển của các loại thực phẩm đậu nành khác mô phỏng thịt và các sản phẩm từ sữa như sữa đậu nành, xúc xích đậu nành, pho mát đậu nành và sữa chua đậu nành.
Những điểm nổi bật về dinh dưỡng
Những lợi ích chính của đậu nành là hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ không hòa tan cao. Đậu nành đã được biến đổi thành nhiều loại thực phẩm phổ biến như:
Miso - một loại đậu nành lên men được sử dụng làm hương liệu, phổ biến trong ẩm thực châu Á. Miso là một nguồn bổ sung khoáng chất rất tốt.
Tempeh - là một đặc sản của Indonesia thường được làm bằng cách nấu chín và tách vỏ đậu nành và tạo thành một chiếc bánh có kết cấu rắn chắc. Tempeh cung cấp nhiều protein, vitamin B và khoáng chất.
Đậu phụ - được làm từ sữa đậu nành bằng cách làm cô đặc các protein trong đậu nành bằng cách pha với muối canxi hoặc muối magiê. Loại bỏ phần váng sữa và nước wey, sử dùng phần sữa đông. Đậu phụ là một nguồn tuyệt vời các loại sắt, canxi và protein tốt.
100g đậu nành (nấu chín) có chứa *:
141kcal
7.3g chất béo
0.9g chất béo bão hòa
14g protein
5.1g tinh bột
8.1g chất xơ
* số liệu liên quan đến hạt đậu nành khô, đun sôi trong nước không muối, trích từ ấn bản thứ Bảy ‘The Composition of Foods’ của McCance & Widdowson.
Hàm lượng chất xơ cao làm cho đậu nành và các loại thực phẩm chứa đậu nành khác có giá trị trong các trường hợp táo bón, cholesterol cao và bệnh tiểu đường type 2.
Estrogens thực vật
Đậu nành có chứa phytoestrogen – hormone nữ gốc thực vật – thực vật nữ tố, là loại chất được tìm thấy trong các loại thực phẩm gốc thực vật. Có nhiều loại thực vật nữ tố khác nhau nhưng loại được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành được gọi là isoflavone.
Isoflavone đậu nành (daidzein và genistein) đã thu hút rất nhiều nghiên cứu và một số nghiên cứu cho thấy rằng một số phụ nữ có chế độ ăn giàu đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cấu tạo gen (ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa thức ăn) và các yếu tố môi trường tương tác với đậu nành và do đó tạo ra các tác động khác nhau ở người.
Thực vật nữ tố đã được chứng minh có thể giúp ngăn chặn tác động của lượng nội tiết tố nữ dư thừa trong cơ thể, loại bỏ bất kỳ sự mất cân bằng nào trong tỷ lệ giữa hormone sinh lý và hormone sinh sản. Có vẽ như các thực vật nữ tố hoạt động bằng cách bám vào các vị trí hấp thụ hormone sinh lý nữ trên tế bào và bằng cách đó ngăn chặn các hormone sinh lý nữ tự nhiên mạnh hơn. Do đó, thực vật nữ tố có thể hữu ích trong việc cải thiện các triệu chứng thừa hormone sinh lý như hội chứng tiền mãn kinh và lạc nội mạc tử cung.
Do hàm lượng thực vật nữ tố trong đậu nành, nhiều phụ nữ đưa nó vào chế độ ăn uống của mình khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Trong thời kỳ mãn kinh, quá trình sản xuất hormone sinh lý nữ tự nhiên của cơ thể ngừng lại và các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sau đó. Vì thực vật nữ tố hoạt động như một hormone sinh lý yếu, chúng có thể giúp làm giảm các triệu chứng bằng cách tăng nhẹ hormone sinh lý.
Protein
Đậu nành được coi là ngang bằng với thực phẩm động vật về lượng protein nhưng người ta cho rằng protein thực vật được cơ thể xử lý khác với protein động vật. Ví dụ, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các protein phân lập từ đậu nành có xu hướng làm giảm mức cholesterol, ở những người có mức cholesterol cao, trong khi protein từ động vật có thể làm tăng cholesterol.
Phytosterol
Đậu nành chứa các hợp chất được gọi là phytosterol (hoạt chất thuộc nhóm chất béo hữu cơ Sterol gốc thực vật). Các hợp chất thực vật này có cấu trúc tương tự như cholesterol và hormone steroid (các hợp chất chất béo hữu cơ hòa tan). Chúng có chức năng ức chế sự hấp thụ cholesterol bằng cách chặn các vị trí hấp thụ trên tế bào. Tác dụng làm giảm cholesterol của phytosterol đã được ghi nhận.
Các yếu tố di truyền và môi trường đóng một phần rất lớn trong cách cơ thể chúng ta phản ứng với một số loại thực phẩm nhất định, vì vậy chúng ta vẫn chưa thể nói liệu một chế độ ăn giàu thực vật nữ tố có lợi hay không. Nếu bạn là người hay ăn chay hoặc trường chay, thực phẩm làm từ đậu nành có thể là một phần vô giá trong chế độ ăn uống của bạn.
Cách chọn lựa và lưu trữ
Các gói đậu nành khô thường có sẵn trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Để trong hủ đậy kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Đậu nành khô tốt nhất nên ngâm trước khi nấu để dễ tiêu hóa. Nếu mua đậu đóng lon, hãy tìm loại không chứa thêm muối hay phụ gia. Sau khi nấu chín, đậu nành có thể được bảo quản trong tủ lạnh đến ba ngày.
Edamame (Ê-đa-ma-mê) là đậu nành tươi. Đậu nành tươi phải có màu xanh lục đậm với vỏ chắc, không sần sùi. Edamame có thể được tìm thấy trong các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe và các siêu thị. Đậu nành tươi có thể ở được bán ở khu hàng đông lạnh, mặc dù một số cửa hàng bán đậu nành luộc sẵn. Nhiều nhà hàng sushi phục vụ đậu nành luộc.
An toàn
Đậu nành có chứa chất gây dị ứng phổ biến. Đậu nành sống hoặc giá đậu nành có chứa các chất gọi là goitrogens, có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp. Đậu nành cũng chứa oxalat. Những người có tiền sử sỏi thận chứa oxalat nên tránh ăn quá nhiều.
Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia y tế.
Nguồn: https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/ingredient-focus-soya