Chín phương pháp giúp trẻ sáng tạo

Ảnh của Fixyco
Bản đồ ý tưởng

Trẻ em là những nhà cải cách tự nhiên với trí tưởng tượng mạnh mẽ. Và sáng tạo mang lại những ích lợi về trí tuệ, cảm xúc và thậm chí cả lợi ích sức khỏe.

Một nghiên cứu cho thấy trí tưởng tượng của trẻ giúp chúng đối phó với cơn đau tốt hơn. Sự sáng tạo cũng giúp trẻ tự tin hơn, phát triển các kỹ năng xã hội và học tập tốt hơn.

Dưới đây, ba chuyên gia chia sẻ cách cha mẹ có thể khuyến khích con trẻ sáng tạo.

1. Chỉ định một không gian để sáng tạo.

Tạo ra một không gian nơi con bạn có thể sáng tạo là rất quan trọng, theo Pam Allyn, giám đốc điều hành của Lit World and Lit Life và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Your Child's Writing Life: How to Inspire Confidence, Creativity, and Skill at Every Age.

Nhưng điều này không có nghĩa là phải có một phòng chơi thật ảo diệu. Có thể đó là một góc nhỏ với túi LEGO hoặc một hộp quần áo cũ của bạn để chơi trang phục, cô nói.

Allyn đã chứng kiến sự sáng tạo nảy nở trong những không gian chật chội nhất, bao gồm cả khu ổ chuột của Kenya. Quan trọng là để con bạn cảm thấy như chúng có quyền đối với không gian của chúng, cô nói.

2. Giữ mọi thứ đơn giản.

Cũng như không cần tạo ra một khu vui chơi phức tạp, bạn cũng không cần những đồ chơi mới nhất hay tuyệt vời nhất.

Nhà tâm lý học giáo dục trẻ em, tiến sĩ Charlotte Reznick đề nghị giữ các trò chơi và hoạt động đơn giản. Chẳng hạn, bà chơi LEGO với khách hàng là trẻ con của mình. Thay vì làm theo hướng dẫn, những đứa trẻ để cho bánh xe trí tưởng tượng của mình quay và lắp ghép những gì chúng muốn.

3. Tạo "thời gian tự do".

Tạo khoảng thời gian muốn làm gì thì làm cũng rất quan trọng đối với con bạn. Hãy dành một vài giờ không xếp lịch để con bạn có thể tự chạy chơi ở nhà, theo Pam Allyn.

4. Giúp con bạn kích hoạt các giác quan.

Hãy cho con bạn tiếp xuc với thế giới để chúng có thể sử dụng mọi giác quan, theo Reznick, giáo sư tâm lý học lâm sàng tại UCLA và là tác giả cuốn The Power of Your Child's Imagination: How to Transform Stress and Anxiety into Joy and Success.

Cũng như đã nói ở trên, điều này không có nghĩa là những chuyến đi tốn kém hoặc quá phức tạp. Đưa trẻ đến thư viện, bảo tàng hay ra ngoài trời. Yêu cầu trẻ tưởng tượng mình đang đi du lịch đến những nơi xa xôi, chẳng hạn như đi xem động vật hoang dã châu Phi, sẽ thể như thế nào, Reznick nói. Chúng sẽ gặp những con vật gì? Nơi hoang dã trông như thế nào? Nơi đó có mùi gì? Những con vật sẽ gây ra tiếng động gì?

5. Thảo luận về sự sáng tạo.

Hỏi con bạn khi chúng nảy ra ý tưởng hay nhất hoặc có những khoảnh khắc sáng tạo nhất, Allyn nói. Nếu đó là khi ngồi trong xe trên đường đi tập đá bóng, hãy tôn trọng ý tưởng đó bằng cách ghi chú vào cuốn sổ tay, iPad hoặc thậm chí là một cái máy ghi âm, cô nói.

6. Trau dồi tư duy phê phán sáng tạo.

Khi con bạn lớn hơn, hãy hỏi chúng cách chúng tiếp cận những vấn đề nhất định và hỏi chúng những cách xử lý khác nhau, Reznick nói. Cho trẻ dùng giấy vẽ những suy nghĩ của mình hoặc dùng sơ đồ ý tưởng, cô nói.

7. Tránh quản lý.

Trẻ em có khả năng bẩm sinh tuyệt vời để sáng tạo khi chúng tự do chơi đùa, và thật không may, hành động quản lý quá mức của bố mẹ có thể làm nản chí hoặc thậm chí xóa sạch khả năng bẩm sinh đó, theo Lanza trên trang Playborhood.com và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt Playborhood: Turn Your Neighborhood into a Place for Play.

Vì vậy, tìm cách tạo điều kiện cho sự sáng tạo của con bạn mà không cần quản lý nó là điều rất quan trọng, Lanza nói.

Lanza và vợ không hề để mắt khi ba con trai mình chơi đùa, và họ cũng không hề ghi danh cho con tham gia vào nhiều hoạt động.

Gần đây, con trai lớn của Lanza, đã phát minh ra một trò chơi phức tạp về những viên bi với những quy tắc phức tạp rất riêng. (Theo Lanza thì chính anh cũng không thực sự hiểu trò chơi đó.) Cậu bé thậm chí còn điều chỉnh các quy tắc để em trai mình có thể đôi khi giành chiến thắng để chơi tiếp.

Trẻ em học được rất nhiều bằng cách tự chơi. Lanza đã trích dẫn cuốn The Moral Judgment of the Child của Jean Piaget, trong đó có nói về cách trẻ em phát triển sự nhạy cảm đạo đức và lý luận thông qua việc tự chơi bi.

Ông cũng đề cập đến cuốn The Baby Philosophical của Alison Gopnik, trong đó mô tả cách thức hoạt động của bộ não trẻ em. Gopnik khẳng định rằng các em bé sinh ra đã là các nhà khoa học thực nghiệm, nắm bắt các cuộn thông tin bằng cách tự mình thử mọi thứ và điều chỉnh khi chúng thử nghiệm.

Buông lõng quản lý hơn sẽ giúp trẻ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề và sáng tạo theo cách rất riêng của chúng.

8. Giúp trẻ theo đuổi đam mê.

Hãy chú ý đến những sở thích của con bạn và chuẩn bị các tài liệu và hoạt động phù hơp với chúng. Con trai lớn của Lanza đặc biệt quan tâm đến địa chất, vì vậy Lanza mua cho nó những cuốn sách về chủ đề này kèm theo các mẫu đá.

9. Dành thời gian cho sự sáng tạo của riêng bạn.

Vì con trẻ học hỏi bằng cách quan sát cha mẹ, bạn cũng phải trở nên sáng tạo, Reznick nói. Hãy chơi cùng con bạn khi chúng vẽ, lăp ghép hoặc tô màu.

Một cô bé muốn cha mẹ mình giúp cô lắp một khu rừng nghệ thuật trong phòng khách, Reznick nói. Lúc đầu bà mẹ chần chừ. Nhưng đây là một cơ hội tuyệt vời cho cả gia đình để gắn kết, và mọi người đã rất vui vẻ.

Tác giả: Margarita Tartakovsky, M.S.