Khi nỗ lực ăn 'sạch' trở thành ám ảnh không lành mạnh

Ảnh của Fixyco

Cho dù là thực phẩm không có gluten, không chứa sữa, thực phẩm tươi hoặc hoàn toàn hữu cơ, ngày nay nhiều người đang đi theo cái gọi là "ăn sạch" - ý tưởng cho rằng chỉ chọn thực phẩm nguyên chất ở trạng thái tự nhiên và tránh các thực phẩm chế biến có thể cải thiện sức khỏe.

Ăn theo cách này không hẳn là điều xấu, nhưng đôi khi việc chọn  thực phẩm như thế có thể bắt đầu làm ảnh hưởng cuộc sống của họ, khiến họ lo sợ tham gia các sự kiện xã hội nơi họ sẽ không thể tìm thấy thực phẩm "phù hợp". Cách ăn uống khỏe này đi quá xa có thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống mà các nhà khoa học chỉ mới đang bắt đầu nghiên cứu.

Alex Everakes, 25 tuổi, là một giám đốc điều hành tài khoản quan hệ công chúng từ Chicago. Khi còn bé, cậu phải vật lộn với việc thừa cân. Ở tuổi thiếu niên cho tới những năm ở độ tuổi 20, cậu ta đã cố gắng ăn kiêng, đã từng tăng, giảm và lại tăng khoảng 45kg.Sau khi xong đại học và chuyển đến Los Angeles, cậu đã đưa chế độ ăn kiêng của mình lên một tầm cao mới. Cậu ấy bắt đầu ăn hai bữa ăn một ngày. Mỗi bữa ăn, cậu ta chỉ ăn 10 loại thực phẩm - "Rau bina, thịt gà, lòng trắng trứng, ớt đỏ - bởi vì ớt xanh làm bạn đầy hơi - spaghetti từ bí ngô, măng tây, cá hồi, các loại dâu, sữa hạnh nhân không đường, bơ hạnh nhân", theo Everakes.Cậu ta từ 113kg khi nặng nhất đã giảm xuống còn 63,5kg. Cậu ta đăng những bức ảnh cơ bụng 6 múi và chế độ ăn "sạch" của mình lên mạng và nhận được nhiều lời khen. Cậu cảm thấy mình thật thanh cao, nhưng đồng thời, vừa đói, vừa mệt mỏi và cô đơn.

"Cuộc sống của tôi hoàn toàn tách biệt theo nghĩa đen từ việc hủy hoại thể hình của chính mình," Everakes nói.

Cậu ta trở nên sợ ăn một số loại thực phẩm nhất định. Cậu làm việc ở nhà để tránh những bữa tiệc văn phòng nơi cậu phải ăn trước mặt người khác. Cậu ta không ra ngoài hoặc kết bạn vì không muốn phải giải thích về chế độ ăn uống của mình.

Hóa ra Everakes đang vật lộn với một thứ gọi là chứng orthorexia nervosa - chứng sợ hãi do ngon miệng hợp lý.

Orthorexia - chứng sợ hãi do ngon miệng hợp lý là một hiện tượng bệnh lý khá gần đây. Tiến sĩ Steven Bratman, một bác sĩ y liệu thay thế vào những năm 1990, lần đầu tiên đặt ra thuật ngữ này trong một bài luận trên Tạp chí Yoga không khoa học vào năm 1997. Nhiều bệnh nhân của ông đã sử dụng y học cổ truyền và tin rằng chìa khóa cho sức khỏe tốt chỉ đơn giản là ăn thức ăn "hợp lý". Nhiều người sẽ hỏi ông họ nên tránh những loại thực phẩm nào.

Cho dù là gluten hay bơ sữa, nhiều người thường tránh một số loại thực phẩm nhất định. Đôi khi tránh thực phẩm có thể biến thành nỗi sợ hãi, ám ảnh và thậm chí xoay chuyển thành một chứng rối loạn ăn uống mới mà các nhà khoa học chỉ mới đang bắt đầu nghiên cứu.
Meredith Rizzo / NPR

"Người ta nghĩ rằng họ nên loải bỏ nào là thức ăn từ sữa và nào là đậu lăng, nào là lúa mì ... Và tôi dần dần nhận ra rằng nhiều bệnh nhân này, vấn đề chính của họ là họ ... quá nghiêm khắc với chính mình ," ông nói.

Vì vậy, Bratman nghĩ ra từ orthorexia, mượn từ chữ ortho tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hợp lý" và -orexia có nghĩa là "sự ngon miệng". Rồi ông thêm từ nervosa - sợ hãi - như một từ liệu tham chiếu về chứng orthorexia nervosa, một chứng rối loạn ăn uống nổi tiếng khiến người ta tự bỏ đói mình để gầy đi.

"Từ đó trở đi, bất cứ khi nào một bệnh nhân hỏi tôi nên kiêng loại thực phẩm nào, tôi sẽ nói: 'Chúng tôi cần phải làm việc với chứng sợ hãi do ngon miệng hợp lý của bạn.' Điều này thường sẽ khiến họ cười và để họ thả lỏng, và đôi khi giúp họ chuyển từ ăn uống cực đoan sang điều độ," ông nhớ lại.

Bratman không hề biết rằng khái niệm "ăn sạch" sẽ bùng nổ trong hai thập kỷ tới.

Khi những người ăn kiêng từng ngấu nghiến gelatin không đường hoặc các món sinh tố không béo, giờ họ có thể tìm ăn cải xoăn hữu cơ và cá hồi tự nhiên.

Sự lên ngôi của các bậc thầy về ăn kiêng nổi tiếng và sự quyến rũ của các hình ảnh thực phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội củng cố ý tưởng rằng chỉ nên ăn một số thực phẩm nhất định và tránh những thực phẩm khác - nhiều người trở nên sùng bái điều này.

Sondra Kronberg, người sáng lập và giám đốc điều hành của Tổ chức hợp tác điều trị rối loạn ăn uống ở ngoại ô New York, đã chứng kiến ​​nhiều xu hướng ăn kiêng trong suốt 40 năm qua.

"Vì vậy, chứng sợ hãi do ngon miệng hợp lý orthorexia là sự phản ánh trên quy mô lớn hơn về quan điểm văn hóa về 'ăn sạch,' ăn ... lành mạnh, tránh độc tố - bao gồm cả những thực phẩm có thể có 'siêu năng lực'", cô nói.

Giờ đây, Kronberg và các chuyên gia dinh dưỡng khác hoan nghênh những nỗ lực để ăn uống lành mạnh. Sẽ bắt đầu có vấn đề khi bạn quá tập trung vào chế độ ăn uống của mình đến mức "nó bắt đầu xâm phạm đến chất lượng cuộc sống của bạn - khả năng tự nhiên và tính quan tâm của bạn". Đó là khi bạn nên bắt đầu lo lắng về chứng rối loạn ăn uống, cô nói.

"Trường hợp chứng orthorexia tập trung vào vấn đề ăn 'sạch' và ăn tinh khiết, trong khi các rối loạn ăn uống khác xoay quanh tầm vóc và cân nặng và động lực để trở nên gầy đi," cô nói.

Đôi khi hai vấn đề này chồng chéo nhau, một số người chỉ ăn thực phẩm "sạch" đã bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm họ kiêng cử hoặc không nạp đủ lượng calo. "Điều này có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe và cuối cùng, có thể gây tử vong," Kronberg nói.

Sự lên ngôi của các bậc thầy về ăn kiêng nổi tiếng và sự quyến rũ của các hình ảnh thực phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội củng cố ý tưởng rằng chỉ nên ăn một số thực phẩm nhất định và tránh ăn những thực phẩm khác.
Meredith Rizzo / NPR

Trong khi những người có các triệu chứng này đến các phòng khám như  của Kronberg, các nhà khoa học vẫn còn bất đồng trong định nghĩa chứng orthorexia là gì.

Tiến sĩ S.E. Specter, một bác sĩ tâm thần và nhà khoa học dinh dưỡng chuyên về rối loạn ăn uống có trụ sở tại Beverly Hills, lưu ý rằng chỉ có 145 bài báo khoa học được công bố về orthorexia. "Đối với chứng sợ hãi do ngon miệng hợp lý, có 16.064 nghiên cứu được công bố và đối với chứng rối loạn ăn uống nói chung, có 41.258 nghiên cứu về chứng này. Vì vậy, cho đến nay chứng [orthorexia] chưa được xếp vào dạng nền tảng kiến ​​thức," ông nói.

Một đánh giá năm 2018 về orthorexia được công bố trên tạp chí Rối loạn Ăn uống và Cân nặng cho thấy chưa có định nghĩa chung, phân loại tiêu chuẩn chẩn đoán chung hoặc các phương pháp đáng tin cậy chung để đo lường tác động tâm lý của orthorexia.

Orthorexia không được liệt kê cụ thể trong DSM - Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần - nhưng điều đó không có nghĩa là không thể điều trị được.

Spectre nói: "Tôi chỉ nghĩ rằng có thể hơi khó xác định rõ ràng chứng orthorexia, hoặc nó được xem như là một phần của các rối loạn liên quan khác - rối loạn ăn uống, rối loạn ám ảnh khó cưỡng, và rối loạn do lo âu nói chung."

Để chữa chứng bệnh này, "chúng ta phải xem xét quá trình suy nghĩ và cố gắng tháo gỡ niềm tin mà người bệnh có. Họ trở nên rất bảo thủ", ông nói.

"Đó chính là quá trình dần dần cho ... nhiều người về mặt cố gắng loại bỏ nhu cầu luôn phải lo lắng kiểm tra xem, như bạn biết đấy, ổ khóa đã được khóa chưa hay thực phẩm này nọ sẽ không gây hại cho họ - lo lắng rằng thực phẩm đó làm da họ nứt ra hoặc làm tăng nguy cơ ung thư cho họ", ông nói.

Alex Everakes đã được điều trị hai năm nay. Trong khi cậu ta vẫn còn thiếu cân đáng kể, cậu ta nói rằng cậu vui vẽ hơn và đang học cách nhìn chế độ ăn uống của mình khác đi một chút.

Bây giờ Everakes ăn uống thoải mái hơn vào cuối tuần và cố gắng vài ngày một lần lại ăn thêm một loại thực phẩm mới. Cậu ấy cũng đã kết bạn với một số người không ăn kiêng.

Đối với Everakes, kiểm soát chứng orthorexia của mình là "biết rằng cả thế giới sẽ không sụp đổ nếu bạn thích ... một miếng bánh pizza."

Cậu ấy xoay xở để đạt được điều này bằng cách thực hiện từng bước như một em bé. Thay vì làm luôn một lát bánh pizza bình thường, cậu bắt đầu với pizza làm từ bột súp lơ. Cậu làm quen bằng món sữa chua đông lạnh trước khi chọn món kem không tách béo.

Rối loạn ăn uống có thể tấn công bất cứ ai. Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia, cứ khoảng 3 người phải vật lộn với chứng rối loạn ăn uống thì có 1 người là nam giới. Và những rối loạn này ảnh hưởng đến vận động viên điền kinh với tỷ lệ cao hơn so với phần dân số còn lại.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị chứng orthorexia hoặc bất kỳ rối loạn ăn uống nào, điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp và những người có thể giúp đỡ bạn, Everakes nói.