Nghiên cứu cho thấy bạn không thay đổi mấy khi say

Ảnh của Fixyco
Rượu thực ra không phải là nguyên nhân của những hành vi xấu và chúng ta nên buộc mọi người phải chịu trách nhiệm cho hành vi của chính họ (Ảnh: Dean Drobot / Shutterstock)

Nhiều người trong chúng ta đã biết đến cảm giác đầu đau như búa bổ, cố gắng nhớ những gì chúng ta đã nói và đã làm sau khi uống quá chén đêm qua. Và rồi đột nhiên, những ký ức đó hiện rõ mồn một.

Rượu làm thay đổi chúng ta, khiến chúng ta nói và làm những việc mà khi bình thường chúng ta giữ kín. Người ta thường uống để có được thứ “can đảm nhờ hơi men” trong những tình huống khó khăn. Nhiều người trong chúng ta có thể hiểu được sự hấp dẫn của việc uống rượu trước một buổi hẹn hò mù quáng hoặc một sự kiện xã hội – rượu có thể giúp làm dịu thần kinh của chúng ta và đem lại sự tự tin. Đó là vì rượu có tác dụng chống trầm cảm khiến chúng ta cảm thấy thư giãn hơn.

Tất nhiên, không phải tất cả các tác dụng của rượu đều có tác dụng tích cực. Chúng ta thường được gán những biệt danh sau một vài ly. Có thể người này là gã say vui vẻ, người kia lại bị gọi là gã say thích gây sự vì chỉ sau vài cốc rượu đã bắt đầu thấy ai cũng đáng ghét cả.

Mối quan hệ giữa rượu và những hành vi phi xã hội được ghi lại khá kỹ lưỡng - cả qua các giai thoại và các đề tài nghiên cứu. Rất nhiều cuộc tranh cãi và đánh nhau bắt nguồn từ một người đã uống quá chén. Các nhà khoa học tin rằng chúng ta hành xử như vậy khi say vì chúng ta hiểu sai các tình huống xã hội và mất cảm giác đồng cảm. Về bản chất, một khi chúng ta bắt đầu nói lè nhè hay nói lắp, khả năng hiểu hay chia sẻ cảm xúc của người khác cũng đã ra đi rồi.

Rượu làm thay đổi chúng ta, khiến chúng ta nói và làm những việc mà chúng ta sẽ giữ kín khi bình thường (Ảnh: PA)

Mọi quyết định khi say xỉn đều là của bạn

Nếu ai đó đã làm điều gì đó sai trái khi có hơi men, chúng ta thường miễn tội cho họ, thay vì bắt họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Chúng ta cũng thường tự bào chữa cho chính mình y như thế.

Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã cố gắng vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn về mối liên quan giữa say rượu, sự đồng cảm và các hành vi. Hóa ra, uống rượu có thể ảnh hưởng đến sự đồng cảm của chúng ta, khiến chúng ta phản ứng không phù hợp với cảm xúc và phản ứng của người khác, điều này không nhất thiết phải thay đổi các tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta, hay các nguyên tắc chúng ta sử dụng để phân biệt giữa đúng và sai.

Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã cho những người tham gia uống vodka và sau đó đo lường sự đồng cảm và những quyết định đạo đức của họ. Chúng tôi cho họ xem hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhiều người. Sau khi uống thêm nhiều vodka hơn, những người tham dự cuộc nghiên cứu bắt đầu phản ứng không phù hợp với những hình ảnh thể hiện cảm xúc này, nói rằng họ cảm thấy tích cực về khuôn mặt buồn và tiêu cực về khuôn mặt hạnh phúc. Người càng say, sự đồng cảm của họ càng trở nên tồi tệ - Hơi men làm người ta bị suy giảm khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác.

Nhưng điều này rồi có ảnh hưởng đến đạo đức của họ?

Chúng tôi hỏi những người tham gia những gì họ nghĩ họ sẽ làm trong những tình huống khó xử về đạo đức và sau đó xem xét những gì họ thực sự đã làm trong khi mô phỏng một tình huống khó xử về đạo đức bằng kỹ thuật Thực tế ảo. Hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì với một trong những tình huống sau:

Một toa xe đang trên đường ray chạy xuống phía năm công nhân xây dựng không thể nghe thấy tiếng toa xe đến gần. Bạn đang đứng trên một cây cầu vượt cho người đi bộ ở giữa toa xe đang chạy xuống và các công nhân. Trước mặt bạn, một người lạ rất to con đang đứng. Nếu bạn đẩy người lạ này vào đường ray bên dưới, cơ thể to lớn của người này sẽ làm dừng toa xe. Người này sẽ phải chết nhưng năm công nhân xây dựng sẽ được cứu sống. Bạn có làm thế không?

Rượu ảnh hưởng đến hành động của bạn như thế nào

Mặc dù rượu có thể làm giảm sự đồng cảm của những người tham gia cuộc nghiên cứu, nhưng nó không ảnh hưởng đến cách họ đánh giá các tình huống đạo đức này hoặc cách họ hành động trong các tình huống đó. Nếu ai đó chọn cách đẩy một người rơi khỏi cầu đi bộ để cứu nhiều người hơn khi tỉnh táo, họ cũng làm điều tương tự khi say rượu. Nếu người đó từ chối hy sinh mạng sống của người lạ trong tình huống tương tự vì họ tin rằng giết chóc là sai cho dù với mục đích là gì đi nữa, họ cũng làm như vậy khi say rượu.

Hóa ra trong khi chúng ta tin rằng rượu làm thay đổi tính cách của chúng ta, điều đó hoàn toàn không đúng. Bạn vẫn là bạn sau khi uống rượu - ý thức đạo đức trong con người bạn vẫn y nguyên. Vì vậy, trong khi rượu có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta diễn giải và hiểu cảm xúc của người khác, chúng ta không thể đổ những hành vi vô đạo đức của mình cho hơi men.

Gã say trong bạn cũng có cái kim chỉ nam đạo đức y như bạn. Vì vậy, bạn phải chịu trách nhiệm cho những hành động đạo đức hay vô đạo đức của chính mình, cho dù bạn có hơi men hay không.

Kathryn Francis, Giảng viên khoa Tâm lý học, Đại học Tổng hợp Bradford